Wednesday, Mar 17, 2021
ĐIỂM GIỐNG NHAU: Tư thế bàn chân gập lòng áp, nghiêng trong, quay ngửa. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thì thấy tư thế của cả hai dạng bệnh khá giống nhau, dễ dẫn đến nhầm lẫn trong chẩn đoán và can thiệp. Vì tiên lượng và phương pháp điều trị là hoàn toàn khác nhau, do đó cần phải lượng giá để phân biệt rõ bàn chân khoèo bẩm sinh và đâu là bàn chân áp sinh lý.
ĐIỂM KHÁC NHAU:
- Bàn chân áp sinh lý: không giới hạn tầm vận động cổ chân, không co rút gân gót, bàn chân nắn về trung tính. Điều trị bằng cách nắn chỉnh, đặt tư thế bàn chân dang khi nằm, sử dụng băng Kinesio hoặc bàn chải để kích thích cơ mác tạo thuận bàn chân nghiêng ngoài. Một số trường hợp nhẹ thì chỉ cần theo dõi, không cần điều trị bằng tác động vật lý. Bàn chân áp sinh lý có thể cải thiện trong khoảng thời gian ngắn.
-Bàn chân khoèo bẩm sinh: giới hạn tầm vận động cổ chân, co rút gân gót, bàn chân nắn không về trung tính. Can thiệp điều trị từ khi sinh ra và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay là phương pháp Ponseti bao gồm 2 giai đoạn chính được thực hiện bởi Chuyên gia Vật lý trị liệu. Đầu tiên là giai đoạn bó bột để chỉnh sửa biến dạng, sau đó tùy vào trường hợp mà một số trẻ sẽ cần phẫu thuật gân gót (bởi bác sĩ Chuyên khoa chỉnh hình nhi). Giai đoạn 2 trẻ sẽ được mang giày nẹp tư thế bàn chân dang giúp ngăn ngừa tái phát. Toàn bộ quá trình kéo dài đến 5 tuổi.
***Nếu không tuân thủ điều trị thì trẻ sẽ có nguy cơ tái phát cao, trong trường hợp trẻ tái phát cần phải quay lại quá trình điều trị từ bước 1.
{Theo CN.Nguyễn Thành Luân - Khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 2}
Thông tin liên hệ: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 2 Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5 Điện thoại: 0283 9555548 -0283 9555549