Thứ Hai, 30 tháng 11 năm 2020
Có lẽ rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không? Thực tế thì bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan.
Đầu tiên, người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.
Dưới đây là các biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: Cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
- Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Một biến chứng rất nặng nề và cũng thường hay gặp của suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là việc hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Chảy máu do giãn tĩnh mạch ở chân có thể dẫn tới tử vong. Chảy máu không phải là vấn đề ít gặp, nhưng thường được điều trị không đúng cách.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch đến từ nhiều yếu tố khác nhau: do di truyền, thay đổi nội tiết tố hay thói quen ít vận động khiến các van mạch máu làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu hoặc bị hỏng.
- Căn bệnh này thường có biểu hiện dễ bị bỏ qua như: tê, sưng chân, nặng bắp chân, có cảm giác kiến bò hay chuột rút ban đêm khiến người mắc bệnh chủ quan. Từ đó, bệnh âm thầm diễn tiến và đi đến giai đoạn nặng hơn, tĩnh mạch bị phình nổi lên trên bề mặt da đi kèm phù chân và đau chân về đêm.
- Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần hạn chế trạng thái tĩnh quá lâu của cơ thể với các hoạt động: đi bộ, chơi các môn thể thao hay yoga kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ và tăng cường mức vận động phù hợp ở nơi làm việc. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy đi khám và điều trị sớm.