Thứ Bảy, 10 tháng 07 năm 2021
CẦN LÀM GÌ KHI QUÁ LO LẮNG, CĂNG THẲNG VÌ DỊCH BỆNH !
Tình hình dịch COVID-19 kéo dài, khiến cuộc sống nhiều lo toan, bị đảo lộn. Không ít người vì quá căng thẳng đã phải tư vấn các chuyên gia hoặc đi khám bác sĩ tâm lý.
Các biểu hiện nhận biết khi căng thẳng
Người mang tâm lý sợ hãi, hoảng hốt và cảm thấy không thoải mái, cảm giác lo lắng, không an toàn hoặc có điều gì đó nguy hiểm với mình, có vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu,..., cảm giác bồn chồn không giữ được bình tĩnh, thở nông, thở nhanh hơn so với bình thường (tăng thông khí), nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… thường xuyên bất an
02 bệnh rối loạn tâm thần thường gặp vì quá lo lắng trong đại dịch COVID-19
Trầm cảm: cơ thể luôn mệt mỏi, cảm giác như không còn sức lực để làm việc, buồn chán, bi quan về tương lai, không muốn nói chuyện, giao tiếp với mọi người, tiêu cực, luôn cảm thấy mình là người vô dụng. Những trường hợp nặng có thể có hành vi hủy hoại bản thân, tự sát.
Mất ngủ: Người bệnh thường mất ngủ hoặc khó ngủ, trằn trọc hay giật mình tỉnh giấc, vì không đảm bảo chất lượng và thời gian ngủ, khi tỉnh giấc thấy mệt mỏi, uể oải,…
Bạn nên làm gì để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ?
- Không nên hoảng hốt, mất bình tĩnh một cách quá mức, điều này sẽ không giải quyết được tình trạng hiện tại mà chỉ làm tình hình tệ hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải có tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra.
- Dành thời gian để tìm hiểu về dịch bệnh, không hoang mang bởi những tin đồn, thông tin không chính xác.
- Dành thời gian đi bộ, vận động thể dục, đọc sách báo, nghe nhạc, xem một bộ phim hay, điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
- Hãy giữ liên lạc với bạn bè, người thân, thường xuyên trò chuyện với bạn bè, người thân, có thể liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý từ xa để được hỗ trợ khi cần. Đây là một biện pháp hữu hiệu.
- Khi tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức, để tránh tình trạng bệnh nặng khó kiểm soát nên gặp bác sĩ để khám và được tư vấn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ thực hiện đúng hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế.
Nội dung được tư vấn từ BS.CKII Võ Hữu Trí – PK Thần kinh BV ĐHYD TPHCM – Cơ sở 2
*** Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 2 ( Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Điện thoại Tổng đài Bệnh viện: 0283 9555548 -02839555549
- Điện thoại Khoa Phụ sản: 0283 8570757- Hotline Khoa Phụ sản: 090 304 836
*** Để cập nhật thông tin Bệnh viện vui lòng truy cập:
Website: http://bvdaihoccoso2.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendaihocyduoccoso2/
Email: bvdaihoccoso2@umc.edu.vn
*** Xem lịch khám của bác sĩ tại Website: https://bvdaihoccoso2.com.vn/vi/lich-kham-benh.html