Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là bệnh tân sinh ác tính của dạ dày, có thể xuất phát từ lớp niêm mạc dạ dày hay lớp dưới niêm
Triệu chứng?
Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ (Ăn uống kém, chán ăn; Ăn chậm tiêu, ậm ạch, đầy bụng)
Giai đoạn bệnh diễn tiến
- Đau vùng thượng vị
- Da xanh
- Nuốt nghẹn
- Nôn ói
- Khối u trên rốn
- Sụt cân
Giai đoạn muộn
- Thể trạng suy kiệt
- Da xanh
- Phù chân
- Vàng da, đau rõ rệt, liên tục có khi đau lan ra sau lưng
- Sờ thấy khối u to, lổn nhổn, ranh giới không rõ, không di động, ấn không đau nhiều
- Bụng báng
Yếu tố nguy cơ
Ung thư dạ dày chưa xác định được nguyên nhân, 1 số yếu tố nguy cơ:
- Chế độ ăn uống: ăn mặn, thịt hun khói, thịt cá bảo quản quá lâu…
- Hút thuốc lá.
- Môi trường ô nhiễm.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp).
- Di truyền.
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Thiếu máu ác tính.
- Tình trạng vô toan của dạ dày.
Biến chứng
- Hẹp môn vị.
- Hẹp tâm vị.
- Chảy máu cấp tính.
- Thủng dạ dày, lỗ thủng trên nền tổ chức ung thư.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ K DẠ DÀY
Theo dõi biến chứng
- Bị chảy máu: trong 24h sau mổ
- Chóng mặt, say sẩm,vật vã…
- Vã mồ hôi, bụng chướng…
- Máu thấm băng.
- Sonde dạ dày: dịch dạ dày đỏ tươi dần lên (bình thường thì xanh hoặc nâu sẫm sau mổ)
- Dẫn lưu từ ổ bụng ra sẽ có máu chảy ra ào ạt.
- Ói máu, tiêu máu.
Theo dõi tình trạng nhiễm trùng
- Viêm: sưng nóng đỏ đau của vết mổ, dẫn lưu.
- Tính chất dịch đục qua ống dẫn lưu.
- Mức độ đau bụng. Sốt
Theo dõi vết mổ
- Đau vết mổ, đau sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày.
- NB nằm tư thế thoải mái, ấn tay vào vết mổ khi ho, nôn ói.
- Giữ khô vùng vết mổ nếu băng ướt hoặc bị bong tróc thì báo NVYT.
- Không đắp khăn ướt, thuốc lạ,… lên vết mổ.
- Cắt chỉ sau phẫu thuật 7 ngày.
Dẫn lưu
- Nghiêng về phía dẫn lưu.
- Treo túi chứa cùng bên với dẫn lưu và luôn giữ túi thấp hơn chândẫn lưu 60cm.
- Giữ cho ống dẫn thông suốt, không nằm đè lên ống.
- Không làm ống bị căng.
- Xả túi chứa khi đầy hơn ½ túi.
- Ống dẫn lưu thường được rút sau mổ 24-48 giờ. Khi có chỉ định của bác sĩ.
Vận động (Vận động sớm ngay ngày đầu sau mổ)
- 8 giờ đầu sau phẫu thuật vận động tại giường, nằm giường có song chắn, luôn có người nhà hoặc NVYT bên cạnh.
- Ngày 1: vận động tay, chân, xoay trở trên giường, tập ngồi dậy.
- Ngày 2: tập ngồi dậy, đi lại trong phòng.
- BN lớn tuổi, yếu… có chế độ tập luyện riêng.
- Vật lý trị liệu hỗ trợ sau phẫu thuật.
Vệ sinh cá nhân: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, khi đi lại được người bệnh có thể tự làm vệ sinh cá nhân
***LƯU Ý: Liên hệ ngay với Bác sĩ khi Đau bụng quặn cơn, nôn, bí trung tiện, đại tiện…
* Người bệnh nhập viện tại: Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viên Đại Học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 2
Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12,Quận 5, TPHCM
Số điện thoại: (028).35990804: (028).39555548 số nội bộ: 284
* Nếu NB ở xa nên nhập viện tại bệnh viện gần nhất có chuyên khoa Ngoại Tiêu Hóa