Chăm sóc Tai Mũi Họng trong mùa dịch Covid

Kiến thức Y khoa

Chăm sóc Tai Mũi Họng trong mùa dịch Covid

Thứ Ba, 07 tháng 12 năm 2021

Dấu hiệu để phân biệt bệnh lý tai mũi họng thông thường với COVID-19?

Viêm mũi họng là bệnh lý rất thường gặp, nhất là khi thay đổi thời tiết lúc chuyển mùa do tai mũi họng được xem là "cửa khẩu" quan trọng để ngăn các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên (tai mũi họng) thường là sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau họng, ho. Ở trẻ nhỏ thì thấy quấy khóc, ăn khó… đôi khi có biến chứng ở tai: trẻ vò tai, lắc đầu liên tục, nằm nghiêng một bên.

Những triệu chứng đường hô hấp trên thường không nặng và diễn biến tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp sức đề kháng kém như người bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, người cao tuổi… bệnh có thể gây biến chứng xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi mà nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng.

Triệu chứng cần nghĩ đến nhiễm COVID – 19: "Virus SARS-CoV-2 sẽ lây nhiễm từ người bệnh (F0) sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp. Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, đầu tiên chúng khu trú ở niêm mạc mũi, miệng, sinh sôi ở đường hô hấp trên (vùng hầu họng). Khi đủ thời gian ủ bệnh, virus sẽ di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản) và tấn công phổi, nặng hơn sẽ tấn công thêm các cơ quan tim, gan, thận, mạch máu..." Người nhiễm COVID-19 thường có các triệu chứng giống cúm thông thường như đau mỏi người, ngạt mũi, đau rát họng, ho. Ai cũng biết những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 thường có sốt >38oC, đau họng, ho kèm nặng ngực khó thở, một số trường hợp giảm khứu giác, giảm vị giác...các triệu chứng này thường xuất hiện muộn sau đôi ba ngày nhiễm. Tuy nhiên, đôi khi người nhiễm không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ nên dễ bị nhầm là cảm cúm thông thường!

Vậy chúng ta có thể ngăn ngừa việc xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và giúp “cửa khẩu” luôn khỏe mạnh bằng cách nào?

Những biện pháp sau rất có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm: Ngăn chặn sự xâm nhập virus, vi khuẩn từ bên ngoài:

- Thực hiện nghiêm túc 5K;  Luôn lau sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật tiếp xúc hàng ngày.

- Bảo vệ niêm mạc vùng hầu họng:  Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít nước/ngày).  Giữ ẩm mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc họng bằng các dung dịch vệ sinh họng.

- Giữ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng miễn dịch: rau xanh và trái cây giàu vitamin và chất khoáng (Vitamin A giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn; vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, giảm triệu chứng viêm; vitamin D giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch; vitamin E giúp giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ miễn dịch và kháng thể; Kẽm giúp duy trì hệ miễn dịch; Selen giúp nâng cao hệ miễn dịch...).

- Giữ cơ thể ấm cũng là biện pháp tốt đề phòng các bệnh tai mũi họng. Khi cơ thể bị lạnh sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm mũi họng, viêm phế quản – phổi... làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 hoặc nếu đã nhiễm Covid-19 sẽ dễ tiến triển nặng.

-Khuyến khích vận động: thường xuyên tập thể dục, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Vận động bằng cách leo cầu thang hoặc có thể chạy bộ trên máy, tập yoga… để nâng cao sức khỏe.

-Tâm trạng luôn thư giãn, thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến hệ miễn dịch và luôn nhớ ngủ đủ giấc. Vì mất ngủ khiến hệ miễn dịch suy yếu làm cho virus, vi khuẩn dễ tấn công cơ thể.

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 2 ( 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5) là những bác sĩ giỏi, giảng viên từ Đại học Y Dược luôn vì sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh. 

Video giới thiệu

[hQJ_oLsiqSs]
Góc tri ân

Cảm ơn toàn bộ Bác sĩ và nhân viên bệnh viện !

Tôi bị u xơ và được các bác sĩ chỉ định mổ tại bệnh viện, do hoàn cảnh cá nhân không có người nhà đi kèm, tôi tự đi khám và mổ một mình, tâm trạng rất lo lắng, căng thẳng. Nhưng được sự thấu hiểu tâm lý yêu thương của các bác sĩ, các nữ hộ sinh và nhân viên ê kip mổ gây mê hồi sức,... đã giúp tôi an tâm, tin tưởng kết quả là sức khỏe, thể trạng và tinh thần tôi rất tốt, ổn định, vui vẻ, Tôi luôn biết ơn sự yêu thương người bệnh của tập thể bác sỹ bệnh viên mình, nhân viên tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề,...dẫu thời gian ở bệnh viện không lâu nhưng đủ những cảm xúc tôi không thể nào quên, Xin chúc tất cả bác sĩ ngày càng yêu nghề, BV ĐHYD CS2 ngày càng phát triển,..Tôi xin chân thành cảm ơn (Nguyễn Thị Ánh Ngân).

Thư cảm ơn Khoa Tai Mũi Họng

Trước đây, Cô là bệnh nhân luôn mang trong mình tâm lý lo sợ về bệnh tật. Nhưng từ khi được điều trị phẫu thuật và chăm sóc tại Khoa Tai Mũi Họng, Cô đã cảm giác được không khí ấm áp, chu đáo của các Bác sĩ nhân viên nơi đây, Cô thấy mình như đang được điều trị ở nhà... Chúc các con luôn nhiều sức khỏe và tinh thần an lạc..Ngày đến đêm luôn niềm nở ân cần, luôn đứng vững để sáng ngời y đức. (Cô. Nguyễn Thị Tuyết Hương).

Trân trọng cảm ơn sự tận tình, chăm sóc điều trị

Trong thời gian người nhà chúng tôi điều trị tại đây, chúng tôi đã nhận được sự tận tình chăm sóc, điều trị của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của Đơn vị Chấn thương Chỉnh hình, Đặc biệt xin cảm ơn đến ekip phẫu thuật...sự tận tâm này đã xua tan những nỗi đau và nỗi lo cho Má tôi là bà Huỳnh Thị Dung. Xin trân trọng cảm ơn bệnh viện đã tổ chức tốt một nơi khám chữa bệnh. Xin kính chúc toàn thể đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế nhiều sức khỏe.(Nguyễn Tấn Hưng).

Lời thơ thay lời cảm ơn

Gửi tặng ê- kíp Bác sỹ các y tá, điều dưỡng của Khoa Ngoại Tổng hợp BV Đại học Y Dược Cơ sở 2 TP.HCM thay lời cảm ơn Rất xúc động trước tấm lòng Bác sỹ. Đã tận tình giúp đỡ chồng tôi. Biết bao những giọt mồ hôi. ... Bác sỹ mổ, hiền khô, tâm đức Lời ngọt ngào an ủi bệnh nhân Còn hơn cả những người thân Tâm tình, gần gũi những lần vào thăm.