Thứ Hai, 30 tháng 11 năm 2020
- Thông thường người bệnh tăng huyết áp thường sử dụng thuốc để điều trị. Nhưng nếu tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát được cần xem xét lại loại thuốc hoặc liều lượng của những loại thuốc này đã phù hợp với thể trạng hay chưa? Điều quan trọng là phải tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ lọa thuốc nào.
- Một số bệnh kèm theo gây tăng huyết áp như cholesterol cao, bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ, bệnh đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, Hội chứng Cushing, Lupus, xơ cứng bì, bệnh thận.
- Yếu tố dinh dưỡng thói quen: như hút thuốc, uống nhiều rượu, chế độ ăn nhiều muối và chất béo bão hòa, không tập thể dục đủ... cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp nói chung từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ. Thông tin lưu ý:
- Chế độ ăn uống cân bằng ít natri, đường tinh luyện và chất béo bão hòa.
- Hạn chế uống rượu. Tránh thuốc lá. Thường xuyên tập thể dục (ít nhất 90–150 phút mỗi tuần). Đạt được và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI ) từ 18,5 – 23.
- Tránh căng thẳng, stress
- Uống thuốc huyết áp theo đơn và theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sớm điều trị bất kỳ tình trạng y tế tiềm ẩn nào có thể góp phần làm tăng huyết áp.