Thứ Hai, 04 tháng 03 năm 2024
Thứ Hai, 04/03/2024 15:41
Tê bì chân tay (Numbness of Limb) là hội chứng bệnh thần kinh phổ biến nhất có thể gặp từ người già đến người trẻ, tê bì chân tay khiến không ít người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh
Cảm giác tê bì là gì?
Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói: như kim châm không liên quan đến kích thích cảm giác Ở một số người còn có thể có cảm thấy đau, liệt ngọn chi, Thông thường tê bì liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.
Với tê bì tay chân thường cánh tay sẽ có cảm giác tê bì trước, tiếp đó sẽ lan xuống cổ tay, bàn tay và cuối cùng là ngón tay. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh.
NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay, phải kèm theo đau nhức xương khớp, trong đó có hơn 75% trường hợp tê bì chân tay là do bệnh lý sau:
· Thoái hóa cột sống
· Thoát vị đĩa đệm
· Thoái hóa khớp
· Viêm đa khớp dạng thấp
· Hẹp ống sống
· Đa xơ cứng
· Viêm đa rễ thần kinh
· Xơ vữa động mạch
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC
· Sinh hoạt sai tư thể
· Nguyên nhân tê tay chân do chấn thương
· Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
· Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng do áp lực công việc, cuộc sống kéo dài có thể kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, gây ra hiện tượng ngứa và tê bì.
TRIỆU CHỨNG
Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan, không thăm khám sớm. Khi bệnh càng để lâu thì mức độ tê đau sẽ càng tăng, lúc này, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn, nhanh chóng lan cơn đau nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Đồng thời, ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… cũng có thể xuất hiện tình trạng tương tự.
Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh có thể xảy ra tùy vào các nguyên nhân như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…
Thông tin liên hệ: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 2
Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh - Phường 12 - Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng đài Bệnh viện: 028. 39555548 - 39555549
Tổng đài đặt lịch khám: 1900 2115
Tổng đài đặt lịch PK Quốc tế: 0974 198 073
Tổng đài Khoa Phụ sản: 0283 8570757
*** Để cập nhật thông tin Bệnh viện vui lòng truy cập:
Website: http://bvdaihoccoso2.com.vn/ - Email: bvdaihoccoso2@umc.edu.vn
Xem lịch khám của bác sĩ tại website: https://bvdaihoccoso2.com.vn/vi/lich-kham-benh.html-